Trang nhất






Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá trang Web này thế nào?
Trợ giúp online
Thống kê
Số người đang online: 21
Lượt truy cập: 31085049

 Cáp dự ứng lực ngoài (DƯL-N) được sử dụng khá phổ biến hiện nay trong xây dựng cầu bê tông cốt thép dự lực lực (BTCT DƯL) nhờ một số ưu điểm nổi bật của nó. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác đã xuất hiện nhiều hư hỏng của hệ thống cáp ở các cầu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Các hư hỏng này làm giảm khả năng chịu lực của cầu và thậm chí có thể gây nên sự cố. Bài báo phân tích một số nguyên nhân gây ra hư hỏng hệ cáp DƯL-N từ khâu thiết kế, thi công cũng như quản lý công trình. Tổng quan một số phương pháp kiểm tra được áp dụng cho hệ thống cáp DƯL-N. Phân tích một số kết quả thực nghiệm áp dụng cho kiểm tra một công trình cầu ở Việt Nam. Từ kết quả kiểm tra công trình thực tế, bài báo đưa ra một số đánh giá và kiến nghị đối với công tác kiểm tra, đánh giá và giải pháp sửa chữa hệ thống cáp DƯL-N ở Việt Nam.

Tóm tắt: Sau khi ban hành quyết định số 858/QĐ-BGTVT và theo chỉ đạo của Bộ GTVT, các nhà thầu thi công đã áp dụng cấp phối cốt liệu và các qui định theo QĐ số 858/QĐ-BGTVT trong các dự án xây dựng đường bộ trên cả nước. Qua đánh giá về cơ bản, mặt đường BTN đã có tính ổn định hơn, mức độ hư hỏng lún vệt hánh xe (LVBX) đã có xu hướng giảm hơn so với trước đây. Thực tế hiện nay tại nhiều dự án, các nhà thầu đã nhận thức được trách nhiệm của mình, vì vậy đã tuyển chọn vật liệu tốt để thiết kế BTN đảm bảo chỉ tiêu LVBX thấp hơn so với quy định tại QĐ số 1617/QĐ-BGTVT. Trên cơ sở các kết quả thống kê thí nghiệm LVBX do Viện Khoa học và Công nghệ GTVT thực hiện từ 2013, 2014 và 2015, bài báo đề xuất điều chỉnh (giảm) qui định chiều sâu LVBX của BTNC 12, 5 và BTNC 19 thiết kế theo hướng dẫn của QĐ số 858/QĐ-BGTVT với phương pháp A trong QĐ số 1617/QĐ-BGTVT nhằm quản lý chất lượng tốt hơn  LVBX đối với các tuyến đường có qui mô giao thông lớn.

Bài báo này trình bày về ưu điểm của lớp phủ mặt đường micro surfacing trong công tác bảo trì đường bộ và đánh giá kết quả thử nghiệm micro surfacing trên 3 đoạn quốc lộ được triển khai theo công nghệ của Công ty Elsamex Maintenance Services Limited, India.

Bài báo trình bày một số nội dung đánh giá hiệu quả áp dụng các loại lớp phủ tạo nhám cho mặt đường cấp cao ở Việt Nam trong thời gian qua và một số đề xuất, kiến nghị.

Những năm gần đây, những nghiên cứu ứng dụng vật liệu, kết cấu mới trong nước thường được tập trung cho các tuyến đường ô tô cấp cao mà chưa quan tâm nhiều đến các tuyến đường cấp thấp (đường ít xe), đường giao thông nông thôn. Đối với những loại đường này, đòi hỏi kết cấu mặt đường có những ưu thế về chi phí đầu tư, tận dụng đường nguồn vật liệu địa phương và công nghệ thi công đơn giản đem lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao.  Với mục tiêu nghiên cứu, ứng dụng các loại hình kết cấu phù hợp hơn, đưa khoa học kỹ thuật vào nhằm nâng cao chất lượng, giảm thiểu tính khó trong thi công, Viện KHCN GTVT đã và đang nghiên cứu thử nghiệm kết cấu mặt đường sử dụng cấp phối đá dăm gia cố xi măng tro bay kết hợp láng vữa nhựa – slurry seal (hay còn gọi bêtông nhựa nguội) cho các tuyến đường có lưu lượng giao thông thấp. Nội dung bài báo này tập trung giới thiệu một số kết quả nghiên cứu thử nghiệm trong phòng và hiện trường đối với loại hình kết cấu này.

 1  2  3   4  5