Chuyển đổi vật liệu móng thông qua ô địa kỹ thuật 3D
Tạo và đảm bảo bề mặt ổn định chịu được tải trọng lớn, lâu dài cần bắt đầu bằng việc ổn định tốt hơn các vật liệu móng. Hệ thống ô địa kỹ thuật GEOWEB® 3D được chế tạo cho chức năng này. Mạng lưới tổ ong sâu của hệ thống kiểm soát cả chuyển động ngang và dọc của đất nền không ổn định. Khi tải thẳng đứng được áp dụng, áp lực đất chủ động trong các tổ ong GEOWEB® sẽ đẩy áp lực đất bị động trong các ô liền kề để tạo thành một hệ thống ổn định. Những lợi ích của việc lấp đầy các lỗ tổ ong được áp dụng cho cả ứng dụng gia cố móng và các ứng dụng bề mặt không trải đá.
Mặt đường không rải đá được phép thấm nước
Sử dụng hệ thống GEOWEB® 3D ở bề mặt, các sân bãi và đường không được trải đá có thể được thiết kế với cốt liệu có độ thẩm thấu cao, có cấp phối hở (hạt mịn thấp).
Có một lợi ích môi trường đáng chú ý với phương pháp này. Lớp mặt đường và vật liệu móng hoạt động như một khu vực giữ nước mưa tại chỗ, nơi nó có thể trữ nước trong các khoảng trống để thấm tự nhiên. Khả năng trữ có thể làm giảm lượng nước mưa ở các hạ tầng và lượng nước ao. Không có hạt mịn trong lớp bề mặt, thoát nước cũng được cải thiện rất nhiều. Nước có thể chảy tự do qua hệ thống ngăn chặn áp lực lỗ rỗng tích tụ và sự hư hỏng chung của mặt cắt ngang. Trong trường hợp nguồn cốt liệu sạch không có sẵn, vật liệu cốt liệu được thu nhặt hoặc chất lượng thấp có thể được sử dụng để giảm chi phí vật liệu và vận chuyển.
Gia cố móng dưới các mặt đường được rải đá
Trong lớp móng, ô địa kỹ thuật GEOWEB® có lợi trong bê tông nhựa, bê tông cốt thép và bê tông đầm lăn, đặc biệt là ở các khu vực có khả năng chịu lực của lớp móng dưới thấp và các vấn đề thoát nước. Giảm áp lực trên lớp móng dưới cho phép một lớp mặt đường mỏng hơn. Độ lún không đều và lún trong dài hạn cũng giảm dẫn đến tuổi thọ mặt đường được kéo dài.
Thiết kế mặt đường cho chất lượng tốt hơn.
Việc lựa chọn giải pháp mặt đường GEOWEB® phụ thuộc vào tải trọng, đất nền (lớp móng dưới), tần suất giao thông và loại đất lấp đầy các ô tổ ong. Đánh giá dự án từ nhà sản xuất sử dụng phương pháp thiết kế AASHTO giúp xác định tính khả thi của thiết kế.
Trần Mạnh Khải
Nguồn: https://csengineermag.com
Tác giả: admin
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện